Năm 2011 tại Việt Nam đã có gỗ cao su và mủ cao su tự nhiên đạt chứng nhận FSC-FMCoC của Tập Đoàn Cao Su Việt Nam.

11 / 100
37Từ năm 1996 đến nay, các nhà trồng rừng, sản xuất, chế biến và kinh doanh xuất khẩu liên quan đến lâm sản và gỗ tại các quốc gia trên thế giới đã tiếp cận và áp dụng các nguyên tắc, tiêu chuẩn FSC trong hoạt động quản lý của mình. Tuân thủ theo các nguyên tắc, tiêu chuẩn FSC trong việc sử dụng các nguồn tài nguyên rừng (bao gồm lâm sản và gỗ) là tham gia góp phần vào công tác bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường, đảm bảo các lợi ích cho cộng đồng xã hội và đạt được hiệu quả kinh tế cao trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
Tính đến thời điểm tháng 06/2011 số lượng giấy chứng nhận theo các nguyên tắc và tiêu chuẩn FSC đã xuất hiện trên 100 quốc gia (Xem bảng 1) và thị trường lâm sản, gỗ và đồ gỗ quốc tế luôn đòi hỏi khắt khe các đơn vị cung cấp sản phẩm từ lâm sản và gỗ phải có các chứng nhận này.
Bảng 1:
STTLoại chứng nhậnQuốc tếViệt Nam
1Chứng nhận quản lý rừng: FM hoặc FM/CoC.1,05003
2Chứng nhận CoC.20.839251
3Chứng nhận FM/CW.1600
4Diện tích rừng được chứng nhận FM hoặc FM/CoC.143.73 triệu ha15,649.56 ha
5Số quốc gia có chứng nhận quản lý rừng FM hoặc FM/CoC.81*
6Số quốc gia có chứng nhận CoC.107*
Tại Việt Nam, các nguồn nguyên liệu gỗ được chứng nhận FSC rất khan hiếm, ngay từ những năm 2000 đến 2005 những khu rừng trồng phục vụ cho sản xuất và rừng tự nhiên được định hướng để đạt chứng nhận FSC-FM/CoC được các đơn vị trong và ngoài nước tiến hành, nhưng mãi đến tháng 03/2006 chỉ duy nhất một khu rừng trồng sản xuất nguyên liệu giấy có vốn đầu tư của Nhật Bản với diện tích khoảng 9,900 ha (hiện nay còn 9,777 ha) được chứng nhận đầu tiên tại tỉnh Bình Định. Liên tục từ năm 2006 đến nay tổng số chứng nhận FSC-FM/CoC của Việt Nam mới được 03 chứng nhận và chỉ tập trung vào nguồn nguyên liệu giấy (cây keo, tràm). Trong khi đó nhu cầu về nguồn nguyên liệu gỗ nói chung và gỗ có chứng nhận FSC nói riêng cho các đơn vị sản xuất trong nước liên tục tăng mạnh. Ngành sản xuất chế biến gỗ hiện nay là một trong năm ngành xuất khẩu hàng đầu của Việt Nam với nhu cầu tiêu thụ hàng triệu khối gỗ các loại hàng năm.chung nhan fsc coc
Gỗ cao su là một trong số các loại gỗ được ưa chuộng trong ngành chế biến gỗ thành các sản phẩm có giá trị xuất khẩu cao. Tập đoàn công nghiệp cao su Việt Nam hiện nay đang sở hữu khoảng 370,000 ha trên cả nước với mức khai thác gỗ (thanh lý gỗ) hàng năm từ 8,000 ha đến 10,000 ha đã góp phần không ít cho nhu cầu nguyên liệu gỗ của các nhà chế biến, sản xuất của cả nước.
Mủ cao su tự nhiên của Việt Nam được đánh giá cao về chất lượng trên thị trường quốc tế để sản xuất các loại hàng hóa công nghiệp và tiêu dùng, Tập đoàn công nghiệp cao su Việt Nam với mức xuất khẩu trong 06 tháng đầu năm 2011 trên 1,2 tỷ USD, với giá bình quân trên 4,300 USD/tấn mủ.
Trên thế giới chứng nhận FSC-FM/CoC cho rừng cao su đầu tiên vào tháng 02/2007 tại India và tính tới thời điểm hiện nay năm 2011 chỉ mới xuất hiện ở 04 quốc gia với số lượng 08 giấy chứng nhận có diện tích tổng cộng khoảng trên 221,000 ha. (Xem bảng 2).
Bảng 2:
STTQuốc giaSố chứng nhận FSC-FM/CoCDiện tích chứng nhận (ha)
1Bolivia02203,980.77
2India01676.40
3Sri lanka0414,096.60
4Guatemala012,929.90
Trong bảng 2 trên hầu hết các công ty chứng nhận FSC-FM chủ yếu là cho nguồn gỗ cao su, chỉ có Guatemala, India và Sri lanka có các công ty chứng nhận cho nguồn mủ cao su với tổng diện tích rừng chứng nhận khiêm tốn khoảng 3,600 ha trên toàn thế giới.
Từ năm 2007, Tập đoàn công nghiệp cao su Việt Nam đã định hướng việc chứng nhận FSC cho các nông trường cao su của mình để hỗ trợ nguồn nguyên liệu mủ và gỗ cao su có chứng nhận FSC cho các nhà sản xuất trong nước và thị trường quốc tế, góp phần đưa nguồn nguyên liệu mủ và gỗ cao su của Việt Nam phù hợp với công tác bảo vệ rừng bền vững, bảo vệ môi trường, mang lợi ích cộng đồng và hiệu quả kinh tế trong quản lý.d75ea21946cdb793eedc 1610424074471733219948 16195349656511866001780 1625039054750601484166
Đến tháng 02/2010, Tập đoàn công nghiệp cao su Việt Nam tiến hành hợp đồng tư vấn với công ty TNHH Tư vấn Quản lý Lương để xây dựng mô hình quản lý rừng bền vững theo các nguyên tắc và tiêu chuẩn FSC cho các nông trường Long Tân, Long Hòa của công ty TNHH MTV Cao Su Dầu Tiếng và các nông trường Cẩm Mỹ, Thái Hiệp Thành của công ty TNHH MTV Tổng công ty Cao Su Đồng Nai với tổng diện tích khoảng 11,696 ha, hình thành mô hình mẫu cho chứng nhận FSC-FM/CoC của rừng cao su tại Việt Nam. Trong suốt thời gian hơn 18 tháng với sự nỗ lực của các cán bộ, công nhân viên của công ty TNHH MTV Cao Su Dầu Tiếng, công ty TNHH MTV Tổng công ty Cao Su Đồng Nai và chuyên gia của công ty TNHH Tư vấn Quản lý Lương đã vượt qua nhiều yêu cầu khắt khe của các nguyên tắc và tiêu chuẩn FSC qua 03 lần đánh giá của tổ chức chứng nhận Control Union để đạt chứng nhận FSC-FM/CoC với mã số chứng nhận tại website của FSC là CU-FM/CoC-814691.
Như vậy, ngay trong năm 2011, tại Việt Nam sẽ có bình quân hàng năm khoảng 20,000 tấn mủ và 35,000 khối gỗ tròn được chứng nhận FSC do Tập đoàn công nghiệp cao su Việt Nam cung cấp cho các nhà chế biến, sản xuất của thị trường trong và ngoài nước tương ứng theo mức độ khai thác mủ và thanh lý gỗ của 11,800 ha rừng cao su được chứng nhận FSC-FM/CoC này. Các sản phẩm làm ra từ các nguồn nguyên liệu này sẽ mang nhãn FSC, được sự chấp thuận và lưu hành trong các thị trường khó tính nhất trên thế giới về yêu cầu minh bạch nguồn gốc nguyên liệu và bảo vệ rừng, môi trường. Bên cạnh đó, phần gỗ cành và gốc của cao su thuộc các nông trường có chứng nhận này cũng sẽ là nguồn nguyên liệu có chứng nhận FSC để sản xuất MDF gắn nhãn FSC.
Việc nguồn nguyên liệu mủ và gỗ cao su FSC xuất hiện tại Việt Nam là thể hiện sự hội nhập của Việt Nam nói chung và Tập đoàn công nghiệp cao su Việt Nam nói riêng đối với việc tham gia bảo vệ rừng và môi trường theo các yêu cầu của quốc tế. Thương hiệu mủ và gỗ cao su FSC của Tập đoàn công nghiệp cao su Việt Nam sẽ thúc đẩy quá trình sản xuất và thương mại của các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh mủ và gỗ cao su trong và ngoài nước phát triển để tạo ra các sản phẩm được gắn nhãn FSC với giá bán cao hơn các sản phẩm cùng loại cho thị trường trong nước và quốc tế. Có nguồn nguyên liệu gỗ cao su FSC tại Việt Nam sẽ góp phần làm tăng lượng sản phẩm đồ gỗ chế biến từ nguyên liệu cao su cho thị trường xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam và giúp các doanh nghiệp sản xuất giảm chi phí vận chuyển để nhập nguyên liệu FSC vào Việt Nam.
Công ty TNHH Tư Vấn Quản Lý Lương trân trọng chúc mừng khách hàng Tập đoàn công nghiệp cao su Việt Nam, công ty TNHH MTV Cao Su Dầu Tiếng, Nông trường Long Tân, Nông trường Long Hòa, Nhà máy chế biến mủ Long Hòa, công ty TNHH MTV Tổng công ty Cao Su Đồng Nai, Nông trường Cẩm Mỹ, Nông trường Thái Hiệp Thành, Nhà máy chế biến mủ Cẩm Mỹ đã đạt chứng nhận FSC-FM/CoC trong niềm vui đón chào ngày 02/09/2011 Quốc Khánh Việt Nam.
 

Để lại đánh giá

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

ĐĂNG KÝ KHÓA HỌC