GLOBALG.A.P. – Nông nghiệp trồng trọt và những bài học của nông dân

8 / 100
Hiện nay, nông nghiệp nói chung và ngành sản xuất trồng trọt nói riêng chiếm tỷ lệ không nhỏ trong tổng sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân, đây là ngành có lực lượng lao động chiếm tỷ trọng lớn nhất và là lĩnh vực sản xuất vật chất nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu về lương thực, thực phẩm cho con người, nguyên liệu cho công nghiệp và nguồn hàng xuất khẩu.
30
Trong năm 2013, tốc độ tăng giá trị sản xuất (GTSX) trồng trọt ước tính đạt 2,5%, giảm 0,3 % so với năm 2012 và tỷ trọng GTSX trồng trọt trong tổng GTSX nông nghiệp ước tính đạt 75% so với năm 2012. Giá trị sản phẩm thu hoạch ước tính đạt 80 triệu đồng trên một ha đất trồng, tăng 7,2 triệu đồng so với năm 2012. (Theo nguồn tin Bộ NN&PTNT).
Ngành nông nghiệp trồng trọt và nhà nông hiện nay gặp phải rất nhiều khó khăn với nhiều nguyên nhân như sau:
Thiếu định hướng và hoạch định cho việc ứng dụng các giải pháp khoa học kỹ thuật, tiêu chuẩn quản lý trong tổng thể hoạt động trồng trọt nông nghiệp từ khâu chọn giống, làm đất, trồng trọt, bón phân, chăm sóc, phòng ngừa dịch bệnh, thu hoạch và bảo quản điều này dẫn đến hiệu quả sản xuất kém, ô nhiễm và lây lan mầm bệnh, chi phí cao, lợi nhuận thấp gây nản lòng cho người nông dân và các nhà đầu tư nông nghiệp.
Công tác nâng cao nhận thức cho nhà nông hướng đến sản xuất nông nghiệp bền vững chưa thật sự tốt, nhiều nhà nông còn bị các thương lái dụ dỗ (nhất là thương lái Trung Quốc) đã vì lợi nhuận ngắn hạn trước mắt mà sản xuất ồ ạt, buôn bán sản phẩm bừa bãi theo kiểu bán lá (điều, nhãn, rau lang), bán rể (cây tiêu, sim), bán hoa (thanh long),…, bất chấp các qui định, chỉ chú trọng đến tăng sản lượng mà không cần chất lượng, điều này làm mất cân bằng sinh thái, môi trường, sản phẩm nông nghiệp luôn bị ép giá, bị bỏ rơi giữa chừng và để lại nhiều hậu quả cho ngành nông nghiệp và xã hội.
Kênh phân phối sản phẩm còn tự phát, phụ thuôc nhiều vào thương lái, nhà nông thiếu thông tin chính thống, thiếu sự hỗ trợ của luật định, thiếu cam kết từ các nhà sản xuất, người mua, điều này đã dẫn đến tình trạng lỗ nặng hay trắng tay các nhà nông sau khi họ đã đầu tư tiền bạc và công sức vào mùa vụ.
Bên cạnh đó, còn nhiều nguyên nhân liên quan đến thời tiết, khí hậu thay đổi, dịch bệnh gia tăng, giá cả đầu vào tăng cao, thiếu nguồn vốn hỗ trợ, chi phí vận chuyển cao,… đã góp phần làm hạn chế sự phát triển nông nghiệp và đời sống người nông dân.tieu chuan global gap
Từ các hoạt động của nhà nước, cũng như tận dụng sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế cần có những tác động mang tính toàn diện, tích cực từ nhiều phía đễ thúc đẩy phát triển cho ngành nông nghiệp trồng trọt và người nông dân. Một số mô hình ứng dụng, mô hình mẫu của nông dân, nhà đầu tư nông nghiệp hiện có liên quan đến trồng, chế biến nông sản sạch, tuân thủ các vấn đề về môi trường, xã hội đã được minh chứng và chấp nhận của khách hàng, thị trường khó tính như Nhật Bản, Châu Âu, … là điều rất đáng quan tâm và nhân rộng. Những tiêu chuẩn nông nghiệp như VietG.A.P, GlobalG.A.P,… luôn là các yếu tố cơ bản để áp dụng từ đầu và phát triển các tiêu chuẩn cao hơn cho các sản phẩm nông nghiệp của Việt Nam.
Chuyên gia LƯƠNG CHÍ HÙNG – NGUYỄN HẠNH THƯ
(Được in trên tạp chí Tài Nguyên & Môi Trường số 12 tháng 6/2014)

Để lại đánh giá

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

ĐĂNG KÝ KHÓA HỌC