Chứng nhận FSC-CoC – Các khác biệt của chứng nhận CoC áp dụng theo phiên bản mới FSC-STD 40-004 V3-0

Tiêu chuẩn FSC-CoC dành cho hệ thống Chuỗi hành trình sản phẩm (CoC) sau gần 10 năm áp dụng đã có sự thay đổi tiêu chuẩn từ phiên bản FSC-STD 40-004 V2-0 (phê duyệt 11/2007, nâng cấp thành phiên bản V2-1 ngày 01/10/2011) thành tiêu chuẩn phiên bản FSC-STD 40-004 V3-0 có hiệu lực từ ngày 01/04/2017, các tổ chức áp dụng có khoảng thời gian để cập nhật lại hệ thống CoC chậm nhất đến hết ngày 31/03/2018. Việc thay đổi của tiêu chuẩn lần này yêu cầu các tổ chức áp dụng chứng nhận CoC cần xem xét và điều chỉnh lại các nội dung cho hệ thống CoC. Nhằm tạo thuận lợi cho các tổ chức áp dụng trong quá trình xem xét và điều chỉnh hệ thống CoC, chúng tôi liệt kê và giải thích các khác biệt của tiêu chuẩn phiên bản FSC-STD 40-004 V3-0 so với phiên bản mà các tổ chức đang áp dụng là FSC-STD 40-004 V2-1 như sau:

  1.    Các nội dung của phiên bản V2-1 được lược bỏ trong phiên bản V3-0:

1.1.  Nội dung lược bỏ của tiêu chuẩn:

–       Mục 4.3.1 của V2-1 được loại bỏ trong tiêu chuẩn V3-0, có nội dung liên quan đến việc kiểm tra nhãn của nguyên liệu nhập về để sản xuất và bán lại.

1.2.  Nội dung lược bỏ của mục thuật ngữ (Term and definitions):

–       Trong tiêu chuẩn V3-0 các thuật ngữ của V2-1 được loại bỏ, không còn được sử dụng, bao gồm: “Chain of custody operation”, “Credit claim” ,“FSC input”, “Minor components”, “Percentage claim”, “Post-consumer input”.

Các nội dung trên được loại bỏ do không còn phù hợp cho hệ thống CoC theo phiên bản V3-0, đồng thời với việc loại bỏ này tổ chức FSC cũng bổ sung và làm rõ các nội dung mới theo phiên bản V3-0.

  1.   Các nội dung mới thêm vào trong phiên bản V3-0:

2.1.  Nội dung mới thêm của tiêu chuẩn:

–       Mục 1.1: Yêu cầu tổ chức áp dụng phải xây dựng một hệ thống thích hợp đáp ứng các yêu cầu chứng nhận FSC.

–       Mục 1.1d: Yêu cầu đào tạo nhân viên về nội dung cập nhật của phiên bản này để họ thực hiện được hệ thống CoC.

–      Mục 1.2: Yêu cầu tổ chức xác định loại hình chứng nhận hệ thống CoC của mình là độc lập, nhiều địa điểm hay nhóm.

–       Mục 1.4: Yêu cầu tổ chức cam kết về vấn đề sức khỏe và an toàn nghề nghiệp (OHSAS), có người phụ trách, tài liệu áp dụng và hoạt động đào tạo.

–       Mục 1.5: Yêu cầu tổ chức áp dụng phải có thủ tục xử lý khiếu nại đối với hệ thống CoC với các nội dung theoquy định cụ thể của phiên bản mới.

–       Mục 1.7: Yêu cầu tổ chức áp dụng phải hỗ trợ cung cấp dữ liệu mua-bán để ASI và Tổ chức chứng nhận xác minh khi được yêu cầu.

–       Mục 2.2: Yêu cầu tổ chức áp dụng phải thường xuyên kiểm tra hiệu lực và nhóm sản phẩm trong phạm vi chứng nhận FSC của nhà cung cấp để xác nhận những thay đổi của sản phẩm đã cung cấp. Truy cập thông tin từ cơ sở dữ liệu chứng nhận FSC và các chương trình FSC khác (FSC Trademark Portal và OPC).

–       Mục 4.1: Yêu cầu tổ chức phải có phương pháp thống nhất để tính hệ số chuyển đổi và cập nhật nó cho từng nhóm sản phẩm hay đơn hàng.

–       Mục 4.2: Yêu cầu tổ chức phải duy trì và cập nhật hồ sơ tính toán nguyên liệu của nguyên liệu và sản phẩm trong phạm vi chứng nhận FSC đối với đầu vào, đầu ra, tính phần trăm và tài khoản tín dụng FSC.

–       Mục 4.3: Yêu cầu tổ chức áp dụng có chứng nhận FSC và các chứng nhận rừng khác phải chứng minh việc tính toán hợp lýsố lượng của sản phẩm tương ứng với từng loại chứng nhận.

–       Mục 4.4: Yêu cầu tổ chức áp dụng phải báo cáo tổng kết khối lương hàng năm về đầu vào, đầu ra, tồn kho, hệ số chuyển đổi cho từng nhóm sản phẩm hoặc đơn hàng được khai báo FSC.

–       Mục 5.2: Các tổ chức cuối chuỗi cung ứng (người bán lẻ, nhà xuất bản) bán sản phẩm hoàn chỉnh và gắn nhãn FSC có thể bỏ các thông tin phần trăm hay tín dụng trong chứng từ bán hàng. Các thông tin sản phẩm này không được phép khôi phục hay sử dụng lại ở chuỗi sau đó.

–       Mục 5.8: Các tổ chức bán hàng sản xuất theo đặt hàng (nhà gia công, công ty xây dựng)mà không liệt kê các sản phẩm chứng nhận FSC trên hóa đơn thì có thể phát hành chứng từ bổ sung cho hóa đơn liên quan đến FSC theo quy định tổ chức FSC.

–       Mục 5.9: Yêu cầu tổ chức áp dụng có thể hạ cấp khai báo đầu ra của sản phẩm theo mức độ FSC giảm dần đến Controlled Wood. Nhãn FSC tương ứng với khai báo theo chứng từ bán hàng.

–       Mục 7.1: Yêu cầu tổ chức áp dụng phải thiết lập nhóm sản phẩm để kiểm soát theo khai báo đầu ra và gắn nhãn dựa vào FSC-STD 40-004a và hệ thống kiểm soát FSC.

–       Mục 7.2: Yêu cầu tổ chức áp dụng phải thiết lập nhóm sản phẩm FSC mà sử dụng hệ thống khai báo Phần trăm và Tín dụng tuân thủ theo các quy định liên quan của hệ số chuyển đổi và nguyên liệu đầu vào.

–       Mục 9.4: Cho phép áp dụng hệ thống khai báo Phần trăm đối với chứng nhận FSC nhiều địa điểm bằng cách tính trung bình tỷ lệ phần trăm FSC đầu vào của các địa điểm với các điều kiện quy định của FSC và tổ chức áp dụng phải tham gia chương trình giám sát của FSC về việc này bằng việc cung cấp thông tin theo quy định FSC.

–       Mục 9.7: Yêu cầu tổ chức áp dụng mà sử dụng độc lập phương pháp phần trăm phải áp dụng việc tính toán phần trăm FSC của sản phẩm đầu ra được sản xuất trong cùng chu kỳ (thời hạn) khai báo, đơn hàng hay theo chu kỳ khai báo.

–       Mục 9.9: Yêu cầu tổ chức áp dụng phần trăm FSC trong chu kỳ khai báo thì không được tăng lượng sản phẩm đầu ra có khai báo FSC theo chu kỳ khai báo đã tính cho dù có sự thay đổi nguyên liệu đầu vào. Phải có báo cáo tóm tắt khối lượng hàng năm chứng minh sự phù hợp của nguyên liệu đầu vào, sản phẩm khai báo FSC bán ra và hệ số chuyển đổi.

–       Mục 10.1: Yêu cầu tổ chức áp dụng phải thiết lập và duy trì tài khoản tín dụng FSC cho nhóm sản phẩm, cập nhật thông tin tài khoản này.

–       Mục 10.2: Yêu cầu tổ chức phải duy trì tài khoản tín dụng cho cả nguyên liệu đầu vào và sản phẩm đầu ra.

–       Mục 10.3: Cho phép áp dụng hệ thống khai báo Tín dụng đối với chứng nhận FSC nhiều địa điểm với các điều kiện quy định của FSC và tổ chức áp dụng phải tham gia chương trình giám sát của FSC về việc này bằng việc cung cấp thông tin theo quy định FSC.

–       Mục 10.5: Yêu cầu đối với các sản phẩm lắp ráp hay có đầu vào từ những thành phần kết hợp khác nhau thì khi áp dụng hệ thống khai báo Tín dụng tỷ lệ của gỗ có kiểm soát hay FSC Controlled Wood đầu vào không vượt quá 30% khối lượng hay thể tích nhóm sản phẩm.

–       Mục 10.6: Các tín dụng FSC trước 24 tháng mà không sử dụng (chưa khai báo đầu ra, chưa khấu trừ) sẽ không được tính tới trong chu kỳ 24 tháng, xem như hết hạn. Các khoản tín dụng trong chu kỳ 24 tháng nếu bị vượt sẽ phải khầu trừ vào lượng nhập tài khoản của tháng kế tiếp (tháng thứ 25 tính theo chu kỳ).

–       Mục 10.10: Cho phép tổ chức áp dụng hệ thống khai báo Tín dụng được bán sản phẩm đầu ra dưới dạng FSC Controlled Wood theo một tài khoản tương ứng của nó.

–       Mục 12.1: Cho phép tổ chức được sử dụng nguồn lực ngoài trong phạm vi chứng nhận của mình, các nguồn lực này có thể có hoặc không có chứng nhận FSC.

–       Mục 12.2: Cho phép tổ chức sử dụng nguồn lực ngoài trong các hoạt động theo phạm vi chứng nhận CoC của tổ chức gồm: mua, chế biến, lưu trữ, gắn nhãn và lập chứng từ cho sản phẩm.

–       Mục 12.5: Yêu cầu tổ chức áp dụng phải cung cấp tài liệu cho nguồn lực ngoài liên quan để đảm báo các quy định theo yêu cầu FSC liên quan đến trộn lẫn nguyên liệu, lưu giữ hồ sơ và sử dụng nhãn FSC.

–       Mục 12.8: Cho phép tổ chức áp dụng được hoạt động như một nhà thầu có chứng nhận FSC cung cấp dịch vụ cho các công ty khác, khi đó tổ chức phải bao gồm các dịch vụ thuê ngoài trong phạm vi chứng nhận của mình để đảm bảo các yêu cầu chứng nhận phù hợp được đáp ứng.

–       Mục 14.1: Quy định về tổ chức có chứng nhận nhiều địa điểm được xác định khi thỏa mãn điều kiện cùng chủ sở hữu hoặc các địa điểm đó có cùng các yếu tố được xác định theoquy định FSC.

–       Mục 14.2: Các quy định về những tổ chức không đủ điều kiện để thực hiện chứng nhận nhiều địa điểm, liên quan như: quyền của tổ chức với địa điểm chứng nhận, hiệp hội, tổ chức phi lợi nhuận có thành viên hoạt động lợi nhuận.

–       Mục 15.1: Quy định về tổ chức có chứng nhận nhóm được xác định từ hai tổ chức có pháp nhân khác nhau trở lên và có cùng các yếu tố được xác định theoquy định FSC.

2.2.  Nội dung mới thêm của thuật ngữ: trong tiêu chuẩn V3-0 các thuật ngữ mới được bổ sung tại Annex C, bao gồm: “Approval date”, ‘Certification body”, ‘Claim-contributing input”, “CoC management system”, “Common ownership”, “Complaint”, “Community producer”, “Contracting organization”, “Contractor”, “Controlled material”, “Effective date”, “End-user (End-consumer)”. “Eurozone”, “Finished product”, “Forestry certification scheme”, “Forest-based”, “FSC control system”, “FSC Controlled Wood”, “FSC Mix”, “FSC transaction”, “Integrated management system”, Neutral material”, “Non-conforming product”, “Online Claim Platform (OCP)”, “Outsourcing”, “Participating site”, “Physical possession”, “Procedure”, “Publication date”, “Retailer”, “Rolling average percentage”, “Site”, “Small producer”, “Supply chain”, “Timber legality legislation”, “Trader”, “Trading Partners”, “Transaction Verification”, “Transition period”.  

       Tiêu chuẩn FSC-STD 40-004 V3-0 được trình bày thành 04 phần với 15 mục và 03 phụ lục, bao gồm các nội dung sau:

–      Phần 1 – Các yêu cầu chung, gồm: Hệ thống quản lý CoC, Nguồn nguyên liệu, Sử dụng nguyên liệu, Hồ sơ sản phẩm và nguyên liệu FSC, Bán hàng, Phù hợp với luật gỗ hợp pháp.

–       Phần 2 – Kiểm soát khai báo FSC, gồm: Thiết lập nhóm sản phẩm cho kiểm soát khai báo FSC, Hệ thống Chuyển đổi, Hệ thống Phần trăm, Hệ thống Tín dụng.

–       Phần 3 – Nhũng yêu cầu bổ sung, gồm: Yêu cầu về nhãn FSC, Gia công ngoài.

–       Phần 4 – Tiêu chuẩn tương ứng củachứng nhận độc lập (đơn), nhiều địa điểm và nhóm, gồm: Tiêu chuẩn tương ứng của chứng nhận độc lập, Tiêu chuẩn tương ứng của chứng nhận nhiều địa điểm, Tiêu chuẩn tương ứng của chứng nhận nhóm.

–       Phụ lục A: Các ví dụ về nhóm sản phẩm.

–       Phụ lục B: Các ví dụ về việc áp dụng hệ thống kiểm soát FSC.

–       Phụ lục C: Thuật ngữ và định nghĩa.

Tiêu chuẩn phiên bản FSC-STD 40-004 V3-0 đã tích hợp các yêu cầu của các tiêu chuẩn quốc tế và của FSC khác để tạo nên tính thống nhất, toàn diện cho việc áp dụng tiêu chuẩn, các nội dung thay đổi đã hướng đến việc thiết lập cấu trúc quản lý cho tổ chức áp dụng nhiều hơn để thực hiện các yêu cầu quy định của tiêu chuẩn, đây chính là điểm mạnh giúp cho tổ chức áp dụng hòa hợp các quá trình trong công tác quản lý của mình. Việc bổ sung và hiệu chỉnh lại nhiều thuật ngữ giúp cho tổ chức áp dụng hiểu rõ các yêu cầu để có thể áp dụng tốt, các điều khoản của tiêu chuẩn, đặc biệt là các hệ thống kiểm soát khai báo được mở rộng theo hướng có lợi cho hoạt động quản lý của tổ chức áp dụng. Các tổ chức áp dụng tùy theo phạm vi của hệ thống CoC đã thiết lập và nhu cầu áp dụng của mình, có thể thay đổi, hiệu chỉnh từng phần hay toàn bộ hệ thống để đảm bảo phù hợp trong việc áp dụng tiêu chuẩn. Các tổ chức áp dụng có thể tham khảo thêm các nội dung, thông tin liên quan tại www.ic.fsc.org hoặc xem tiêu chuẩn phiên bản FSC-STD 40-004 V3-0 và FSC CoC Crosswalk comparing V3-0 and V2-1- of FSC-STD 40-004.

Tiêu chuẩn FSC-STD 40-004 V3-0 do tổ chức FSC ban hành, có hiệu lực ngày 01/04/2017 là tiêu chuẩn Chứng nhận Chuỗi hành trình sản phẩm (Chain of Custody Certification) dùng cho các tổ chức (công ty) sản xuất và thương mại có sử dụng nguyên liệu, sản phẩm gỗ và ngoài gỗ (NTFP, Non-timber forsest product) áp dụng để kiểm soát nguồn gốc nguyên liệu, chế biến – sản xuất, gắn nhãn và bán sản phẩm có chứng nhận FSC.

                                                                       Chuyên gia Lương Chí Hùng – Tháng 10/2017

 

Để lại đánh giá

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

ĐĂNG KÝ KHÓA HỌC